Your Cart

Lean MBA® Online

Nguy cơ khi đa số doanh nghiệp Việt Nam chỉ có quy mô nhỏ

Theo Tổng cục Thống kê, đa số doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm đến 97% doanh nghiệp cả nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp quy mô vừa cũng chỉ chiếm 1,6%, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến đa số doanh nghiệp Việt đều có quy mô nhỏ?

Nguyên nhân khiến đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ

Nguyên nhân 1: Về tư duy mở rộng của người lãnh đạo

Quy mô hay thành công của một doanh nghiệp được xuất phát từ tư duy của người lãnh đạo. Tầm nhìn dài hạn là điều bạn muốn trở thành hoặc đạt được trong tương lai. Một người lãnh đạo không có tư duy mở rộng sẽ không thể cho doanh nghiệp tầm nhìn dài hạn đủ lớn và thành công.

Sự thỏa mãn

Không có tư duy mở rộng, tầm nhìn ngắn hạn khiến người lãnh đạo dễ dàng thỏa mãn với tình trạng hiện tại, ngại khó khăn và không thấy cần thiết phải mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình. Do đó, doanh nghiệp sẽ chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, không có đường hướng để tiếp tục phát triển. 

Phản ứng trước khó khăn

Khi xác định một tầm nhìn dài hạn đủ lớn cho doanh nghiệp, người lãnh đạo sẽ biết cụ thể họ cần chuẩn bị năng lực gì, xác định khó khăn sẽ gặp phải và chuẩn bị phương án giải quyết. Ngược lại, nếu không có tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp sẽ dừng lại bất cứ khi nào, khó để đi đúng hướng trong những thời điểm khó khăn hoặc những trở ngại bất ngờ vì chưa có sự chuẩn bị cho nó.

Động lực làm việc

Một tầm nhìn mơ hồ và ngắn hạn không thể khiến toàn bộ nhân sự và chính người lãnh đạo tin tưởng và luôn giữ nguồn cảm hứng kinh doanh. Ngược lại, các nhà lãnh đạo vĩ đại sử dụng tầm nhìn của họ như một công cụ để truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân sự làm việc.

Nguyên nhân 2: Về cách thức mở rộng doanh nghiệp

Nguyên lý mở rộng

Chưa nắm được nguyên lý của mở rộng quy mô, doanh nghiệp sẽ rất dễ sụp đổ. Có thể, quy mô doanh nghiệp còn chưa kịp được mở rộng thì doanh nghiệp đã gặp các vấn đề mâu thuẫn nội bộ và hàng loạt các vấn đề quản trị, quản lý.

Thời điểm mở rộng

Doanh nghiệp có thể mở rộng quá nhanh khi chưa đủ các điều kiện về vốn, đối tác hỗ trợ, năng lực điều hành doanh nghiệp, chưa setup tầm nhìn, bộ máy tổ chức và nghiên cứu thị trường.

5 nguy cơ thất bại nếu không thể mở rộng

Thị trường liên tục thay đổi, các vấn đề không ngừng xuất hiện. Nếu giữ quy mô nhỏ, doanh nghiệp rất khó có thể tồn tại và chống đỡ 5 nguy cơ gây thất bại.

Nguy cơ 1: Sức cạnh tranh của các đối thủ lớn

Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường nắm rõ và dự đoán chính xác những thay đổi của thị trường tiêu dùng bởi phạm vi bao phủ của họ. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp rất nhiều thách thức trong việc nắm bắt thông tin về thị trường.

Nguy cơ 2: Lựa chọn của khách hàng mục tiêu

Các doanh nghiệp lớn thường được coi là các thương hiệu dẫn đầu, cả trên thị trường và trong các sản phẩm của họ. Rất khó để khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty nhỏ giữa rất nhiều sự lựa chọn đáng tin hơn.

Nguy cơ 3: Nhà đầu tư và đối tác hỗ trợ

Không ai muốn tìm kiếm và hợp tác với một doanh nghiệp không giỏi kinh doanh và có khả năng trở thành gánh nặng của họ. Bạn cũng không thể thuyết phục nhà đầu tư nếu bạn không có định hướng dài hạn và mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp của mình.

Nguy cơ 4: Tác động từ các yếu tố vĩ mô

Các doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp đầu tiên bị ảnh hưởng bởi các tác động của vĩ mô. Từ việc chi phí tăng, nhu cầu khách hàng thay đổi đến xu hướng công nghệ mới, giữ chân nhân viên đều là thử thách lớn nếu doanh nghiệp của bạn quá nhỏ.

Nguy cơ 5: Nhân sự và hiệu suất công việc

Nhân viên thiếu động lực làm việc, coi công ty chỉ là nơi kiếm sống và có thể rời đi bất cứ lúc nào. Đồng thời, họ thường phải kiêm nhiệm nhiều vị trí, không hiểu vai trò của nhau, dễ xảy ra mâu thuẫn, khiến năng suất làm việc thấp, khó để có lợi nhuận.

Thống kê

  • Tỷ lệ thất bại của doanh nghiệp nhỏ lên đến hơn 90% (theo Quỹ Nextrans)
  • 60 – 65% doanh nghiệp nhỏ báo lỗ và 2/3 không thể trang trải chi phí của họ (theo HBR)

Một case study trong ngành cà phê

Có nhiều yếu tố để tạo nên một Tập đoàn cà phê Trung Nguyên thành công trong ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, theo một đánh giá của tạp chí kinh doanh quốc tế Financial Times, tư duy của người lãnh đạo được cho là lý do lớn nhất mang lại thành công cho tập đoàn Trung Nguyên.

Vào những năm 90, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 250 USD, khi đó, thị trường cà phê trong nước chưa có hướng đi cụ thể. Tuy nhiên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch của tập đoàn Trung Nguyên đã quyết định sẽ xây dựng một thương hiệu cà phê cao cấp và hướng tới cả thị trường cả nội địa và xuất khẩu. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thế giới, năm 2008, Trung Nguyên đã thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu phát triển thị trường này thành một cứ điểm để mở rộng ra khối Asean và toàn cầu.

Với sự dẫn dắt của nhà sáng lập – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, từ một cơ sở rang xay cà phê, đến nay, Tập đoàn Trung Nguyên Legend phát triển không ngừng, trở thành thương hiệu quốc gia, thương hiệu cà phê số 1. Trung Nguyên Legend đang có mặt trên hơn 60 quốc gia, sở hữu 5 nhà máy tại Việt Nam và hơn 5.000 nhân viên, doanh thu hằng năm hơn 5.000 tỉ đồng cùng vài trăm ngàn điểm bán hàng của đối tác phân phối cà phê. Tập đoàn vận hành chuỗi cà phê Trung Nguyên Legend thuộc phân khúc trung và cao cấp, hiện có 80 địa điểm (60% tự vận hành và 40% nhượng quyền) cùng hệ thống bán lẻ E-Coffee phân khúc bình dân hiện có 800 điểm (95% theo mô hình nhượng quyền 0 đồng).

Sau 25 năm, nhắc đến Trung Nguyên là nhắc đến thương hiệu biểu tượng số 1 của cà phê Việt Nam trên toàn cầu. Trong các buổi gặp mặt, chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên đều nhấn mạnh: “Những người trẻ với nhiều điều kiện thuận lợi hơn, nếu dám mơ ước, dám hành động thì hoàn toàn có thể gây dựng sự nghiệp thành công.”

Kết luận

Tư duy mở rộng giúp nhà lãnh đạo nhìn thấy kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, thành công hoặc thất bại. Thách thức sẽ bám theo, không ngừng tăng lên và doanh nghiệp sẽ bị tác động nếu vẫn đứng yên, không phát triển và mở rộng. Rất khó để doanh nghiệp có tiếng nói trên thị trường nếu không tiến lên vị trí dẫn đầu phân khúc tham gia. Thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo là làm thế nào để tìm ra được cách thức mở rộng phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nội dung được nghiên cứu bởi
BBS Research Center

Đọc các bài viết khác tại

Gợi ý dành cho bạn

Lean MBA® Online

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M® dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M®
dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Đăng nhập tài khoản

Chào mừng bạn trở lại với Bess Business School!

Bạn chưa có tài khoản thành viên Lean MBA®?

Đăng nhập tài khoản

Chào mừng bạn trở lại với Bess Business School!

Dịch vụ hỗ trợ

Dành cho người lãnh đạo doanh nghiệp có mong muốn gia tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng quy mô

Trực tiếp hoạch định chiến lược, thiết kế bộ máy tổ chức và xây dựng hệ thống quản lý vận hành cho từng giai đoạn phát triển của SME và Startup
Kết nối đầu tư và trực tiếp đầu tư vào SME và Startup, giúp các doanh nghiệp này hình thành bộ máy, thử nghiệm thị trường, và mở rộng quy mô

Vui lòng đăng nhập

Dành cho thành viên chương trình Lean MBA®

Nguyên lý Quản trị Kinh doanh S.O.M®

Một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều mắt xích phức tạp, rất khó để một người có thể giỏi được hết tất cả các mắt xích đó. Vậy nên, đối với những người lãnh đạo, học rộng, học nguyên lý sẽ quan trọng hơn là học sâu, học chi tiết. 

  • Giới thiệu chương trình Lean MBA
  • Tại sao doanh nghiệp thất bại?
  • Nguyên lý: Kinh doanh
  • Nguyên lý: Thị trường
  • Nguyên lý: Ngành
  • Nguyên lý: Mô hình kinh doanh
  • Nguyên lý: Công ty
  • Nguyên lý: Thương hiệu
  • Nguyên lý: Sản phẩm
  • Nguyên lý: Sản xuất
  • Nguyên lý: Phân phối và bán hàng
  • Nguyên lý: Truyền thông
  • Nguyên lý: Nhân sự
  • Nguyên lý: Tài chính
  • Nguyên lý: Quản trị
  • Nguyên lý: Hoạch định chiến lược
  • Nguyên lý: Thiết kế bộ máy tổ chức
  • Nguyên lý: Quản lý vận hành

Nguyên lý Quản trị Kinh doanh S.O.M®

  • Giới thiệu chương trình Lean MBA
  • Tại sao doanh nghiệp thất bại?
  • Nguyên lý: Kinh doanh
  • Nguyên lý: Thị trường
  • Nguyên lý: Ngành
  • Nguyên lý: Mô hình kinh doanh
  • Nguyên lý: Công ty
  • Nguyên lý: Thương hiệu
  • Nguyên lý: Sản phẩm
  • Nguyên lý: Sản xuất
  • Nguyên lý: Phân phối và bán hàng
  • Nguyên lý: Truyền thông
  • Nguyên lý: Nhân sự
  • Nguyên lý: Tài chính
  • Nguyên lý: Quản trị
  • Nguyên lý: Hoạch định chiến lược
  • Nguyên lý: Thiết kế bộ máy tổ chức
  • Nguyên lý: Quản lý vận hành